Trang chủ Phong thủy Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 3)

Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 3)

Tiếp theo Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 1) và Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 2) Thuật Chiêm Tinh xin chia sẽ cùng với quý đọc giả Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 3).
9. QÚA TRÌNH VẬN CHUYỂN CỦA MẶT TRĂNG (ÂM) VÀ MẶT TRỜI (DƯƠNG)
Nửa đêm, khi vị trí mặt trời ở một mặt khác của địa cầu, chúng ta sẽ trải qua một thời gian

Tiếp theo Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 1)Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 2) Thuật Chiêm Tinh xin chia sẽ cùng với quý đọc giả Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 3).

9. QÚA TRÌNH VẬN CHUYỂN CỦA MẶT TRĂNG (ÂM) VÀ MẶT TRỜI (DƯƠNG)

Nửa đêm, khi vị trí mặt trời ở một mặt khác của địa cầu, chúng ta sẽ trải qua một thời gian “Âm” mạnh nhất. Sau nửa đêm, theo sự vận chuyển của mặt trời, “Dương” mới được phát tán ra.

Trong thời gian mật trời vận chuyển, ở 2 cực (thời gian chuyển sang gần sáng) tạo ra một trạng thái cân bằng. Giữa trưa là thời khắc “Dương” đạt tới định cao nhất. Thời gian chiều “Âm” và “Dương” lại đặt tới trạng thái cân bằng.

Tối đến, năng lượng “Âm” lại tăng lên. Sở dĩ chúng ta đi ngủ trước nửa đêm là để cho “Dương” trong khoảng từ 11 giờ cho tới 12 giờ không bị từ trường của quả đất nhiễu loạn.

Nếu sau nửa đêm mới đi ngủ sẽ khiến cho thời kỳ bắt đầu manh nha “Dương” bị lỗi; năng lượng bên trong nội thể của con người bị cản trở, khiến không đạt tới cân bằng được.

Vào mùa hạ (năng lượng “Dương” khá nhiều), bạn cần phải thức dậy sớm hơn một chút, và đi ngủ muộn hơn một giờ; vào mùa đông (năng lượng “Âm” khá nhiều), bạn cần thức dậy muộn hơn một chút, và đi ngủ sớm hơn một chút.

10. NGŨ HÀNH

Ngũ hành là các trạng thái năng lượng (hình thức năng lượng) khác nhau, đại biểu là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa và Thổ. Phương vị, mùa, màu sắc, … đều có sẳn những thuộc tính này.

Ngũ hành hỗ tương sinh khác chế hóa, tuần hoàn xen kẽ nhau. Khi chúng tồn tại ở trạng thái quân bình, câu kết với nhau gọi là tương sinh; tuần hoàn tương sinh là: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.

Khi chúng tồn tại ở trạng thái mất quân bình, hủy diệt nhau gọi là tương khắc; tuần hoàn tương khắc là: Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc.

khoi nguon phong thuy

khởi nguồn phong thủy

11. NGŨ HÀNH TUẦN HOÀN TRONG MỘT NGÀY

Vòng tuần hoàn của một ngày cũng do thuộc tính của ngũ hành quyết định. Khởi đầu một ngày, mặt trời từ phương Đông bay lên, chuyển qua phương Nam, rồi rơi xuống phương Tây; tối đến lại chuyển qua phương Bắc rồi dời tới phương Đông. Cho nên mặt trời là từng buốc chuyển dời theo trạng thái năng lượng của ngũ hành.

Ở mé Đông (nơi mặt trời mọc) và mé Đông Nam, nơi mặt trời nhô lên cao khuất vào lớp mây, là thuộc về Mộc. Khi mặt trời ở mé Nam thì bắn sức nóng ra tứ phía xuyên qua các tầng mây, là thuộc về Hỏa. Tới mé Tây Nam thì hòa hoãn nên thuộc về năng lượng Thổ.

Ở mé Tây (mặt trời lặn) và mé Tây Bắc mặt trời di động xuyên vượt vào bên trong chốn sinh thành nên thuộc Kim. Tối đến, mặt trời lướt qua mé Bắc lưu động nên thuộc Thủy. Tới mé Đông Bắc là thuộc Thổ. Sáng sớm lại quay về mé Đông.

Vận dụng ảnh hưởng của ngũ hành vào công việc làm thường ngày. Buổi sáng, bạn cần bắt đầu việc gì mới, thời gian tiếp cận buổi trưa thì hết sức làm việc , tới giờ nghĩ trưa thì bồi dưỡng quan hệ với khách hàng và đồng sự, thời gian chiều, có thể suy nghĩ các vấn đề công tác tiếp theo.

Tối đến suy nghĩ về công việc ngày mai nên bắt đầu từ đâu, như thế nào, xem có cần phải sửa đổi điều gì không.

Hết Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 3) quý đọc giả có thể xem lại Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 1) và Ý nghĩa và khởi nguồn của thuật Phong thủy (Phần 2) để biết thêm rất nhiều thông tin bổ ích nhé.

Xem thêm nhiều bài viết về phong thủy cực hay:

Đánh giá bài viết:
Đánh giá post